Tìm hiểu về acid uric ở đàn ông tuổi 55

By tháng 5 14, 2018

Độ tuổi 55 là độ tuổi rất đễ bị bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh gút. Nguyên nhân chính của căn bệnh này đến từ lượng acid uric trong máu. Chính vì thế tìm hiểu về bệnh gút và acid uric là rất cần thiết



Acid uric là gì ?

Axit uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin. Axit uric vốn là một axit yếu thường tồn tại dưới dạng muối monosodium urat và được hòa tan trong huyết tương. Nồng độ axit uric máu trung bình ở nam: 5,1 ± 1,0 mg/dl (thấp hơn 420 μmol/lít), với nữ 4,0 ± 1mg/dl (thấp hơn 360 μmol/lít). Axit uric có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người như kích thích bộ não hoạt động tốt hơn và chống oxy hóa.

Nhưng trong một số trường hợp, cơ thể sản sinh quá nhiều axit uric hoặc bài tiết ra ngoài quá ít, nồng độ axit uric trong máu gia tăng. Tình trạng này được gọi là tăng axit uric máu (hyperuricemia). Nếu nồng độ axit uric cao, muối monosodium urat (MSU) sẽ hình thành các tinh thể dạng kim. Khi các tinh thể MSU tích tụ ở các khớp, chúng sẽ gây ra tình trạng viêm và đau nhức, đó là các triệu chứng đặc trưng của bệnh gút.

Các bệnh do acid uric cao ngoài bệnh gút

BÉO PHÌ:

Có sự liên quan giữa trọng lượng cơ thể và nồng độ acid uric máu. Tỉ lệ bệnh gout tăng rõ rệt ở những người có trọng lượng cơ thể tăng trên 10 %. Béo phì làm tăng tổng hợp acid uric máu và làm giảm thải acid uric niệu, kết hợp của cả 2 nguyên nhân gây tăng acid uric máu. Theo các thống kê gần đây, 50 % bệnh nhân gout có dư cân trên 20 % trọng lượng cơ thể.

TĂNG LIPIDE MÁU:

Sự kết hợp giữa tăng TG máu và tăng acid uric máu đã được xác định chắc chắn. Có đến 80 % người tăng TG máu có sự phối hợp của tăng acid uric máu, và khoảng 50%-70% bệnh nhân gout có kèm tăng TG máu.
Ở bệnh nhân gout, ngoài sự rối loạn của thành phần TG, người ta còn nhận thấy có sự rối loạn của HDL, một loại lipoprotein có lợi, có tính bảo vệ đối với cơ thể. Sự liên quan giữa gout và rối loạn lipid máu chính là một phần của hội chứng chuyển hoá bao gồm tăng BMI, béo phì vùng bụng, tăng TG, giảm HDL, tăng huyết áp, tiểu đường, tình trạng đề kháng insulin và nguy cơ bị bệnh mạch vành. Tăng acid uric máu kết hợp với béo phì vùng bụng là nhóm nguy cơ cao của bệnh tim mạch có liên quan đến sự đề kháng insulin

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:

Bệnh lý đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường typ 2 là bệnh lý thường gặp đi kèm với Gout. Bệnh lý đái tháo đường nằm trong hội chứng rối loạn chuyển hoá chung. Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng đường huyết, mà nguyên nhân chính do thiếu hụt Insulin tuyệt đối hoặc tương đối. Bệnh lý đái tháo đường ở bệnh nhân Gout thường do sự đề kháng Insulin. Việc kết hợp nhiều bệnh làm cho việc điều trị gặp khó khăn, đòi hỏi phải kết hợp tốt điều trị nhiều bệnh cùng một lúc, và một chế độ dinh dưỡng hợp lý

TĂNG HUYẾT ÁP:

Tăng acid uric máu được phát hiện ở 22 – 38 % bệnh nhân tăng huyết áp không được điều trị. Tỉ lệ bệnh gout trong dân số tăng huyết áp là 2 –12 %. Mặc dù tỉ lệ tăng acid uric máu tăng ở đối tượng tăng huyết áp nhưng không có sự liên quan giữa acid uric máu và trị số huyết áp. Có 25 – 50 % bệnh nhân gout có kèm tăng huyết áp, chủ yếu ở các bệnh nhân béo phì. Nguyên nhân gây nên mối liên hệ giữa bệnh gout và tăng huyết áp hiện nay chưa được biết rõ.

NHỒI MÁU CƠ TIM:

Ở những bệnh nhân tăng acid uric máu có 20,1% bị hội chứng chuyển hóa, trong khi ở bệnh nhân không tăng acid uric máu thì con số này là 15,3%. Đồng thời, tăng acid uric máu có liên quan với tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột tử do tim ở những bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa.

XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH:

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ mối liên quan giữa gout và xơ mỡ động mạch. Tuy vậy tăng acid uric máu không phải là yếu tố nguy cơ trực tiếp của bệnh mạch vành. Tăng huyết áp, tiểu đường, xơ mỡ động mạch liên quan nhiều đến tình trạng béo phì hơn là liên quan đến sự tăng acid uric máu. ở bệnh nhân gout, các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như tăng huyết áp, béo phì, đề kháng insulin, tăng TG máu góp phần làm tăng sự liên quan giữa acid uric máu và xơ mỡ động mạch. Các yếu tố nguy cơ này tự nó làm tăng nguy cơ của bệnh tim mạch, và như vậy, acid uric máu chỉ gián tiếp làm tăng nguy cơ đột tử do bệnh tim mạch thông qua việc kết hợp với các bệnh lý có nguy cơ cao nói trên

Các thục phẩm nên tránh khi acid uric trong máu cao


Sò, ốc các loại

Sò là loại hải sản được rất nhiều người ưa thích nhưng chúng cũng rất giàu purin - một chất sẽ chuyển hoá thành acid uric trong máu và kết tủa gây ra bệnh gút. Những người bị gút cần kiêng tối đa các loại thực phẩm này, nhưng không phải vì vậy mà họ phải kiêng cữ mãi. Theo các nghiên cứu của những bác sĩ chuyên khoa gout ở Mỹ, mỗi ngày bạn không nên ăn quá 170 gram sò ốc các loại, nếu có thì nên ăn sò điệp vì chúng chứa ít purin nhất trong các loại sò ốc. 

Bia, rượu

Uống bia thường xuyên không chỉ làm tăng mức độ acid uric trong máu của bạn, nó còn làm cho khả năng bài tiết chất này ra khỏi cơ thể khó khăn hơn.

Rượu tuy không chứa purin nhưng ngược lại nó ảnh hưởng trực tiếp đến gan và thận - 2 cơ quan đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Nếu đã bị gút thì bạn nên kiêng hoàn toàn cả bia lẫn rượu.

Đồ uống có đường

Những người bị gút nên tránh các đồ uống ngọt chẳng hạn như sô-đa có đường, các loại nước ép trái cây đóng chai. Các chất làm ngọt có trong những loại thức uống này sẽ khích thích cơ thể tạo ra nhiều acid uric hơn.

Ngoài ra uống quá nhiều đồ uống có đường cũng dễ dấn đến bệnh béo phì, đây là nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh gút.

You Might Also Like

0 nhận xét