Understanding Cosmetic

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt – Dấu hiệu của tuổi tiền mãn kinh dễ nhận biết

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn đang đều theo mỗi tháng bỗng nhiên mất kinh một vài tháng hoặc chu kỳ trở nên ngắn lại. Hoặc đôi khi xuất hiện hiện tượng rong kinh, ra máu kéo dài. Rối loạn kinh nguyệt gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi là một trong những dấu hiệu sớm chứng tỏ bạn đã bước sang thời kỳ tiền mãn kinh.

Nhức đầu

Đau nửa đầu đặc biệt trước, trong hoặc cuối chu kỳ kinh nguyệt dễ gây tới mệt mỏi, khó chịu gây ra khó khăn trong hoạt động hàng ngày của phụ nữ. Biểu hiện này thường dễ là một trong những biểu hiện hàng đầu của tuổi tiền mãn kinh ở phụ nữ.

Mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc

Phụ nữ bước sang tuổi tiền mãn kinh dễ mắc phải chứng mất ngủ. Biểu hiện thường thấy là khó ngủ hoặc ngủ một vài giờ sau đó tỉnh giấc và không thể ngủ say được như trước.
Ngủ không ngon giấc do các cơn bốc hỏa tuổi mãn kinh gây ra khiến chị em đổ mồ hôi, ớn lạnh khi ngủ.

Cảm giác bốc hỏa

Rối loạn nội tiết tố nữ estrogen và progesterone dẫn tới cảm giác nóng bừng đối với phụ nữ tuổi tiền mãn kinh. Các cơn bốc hỏa được mô tả từ nhẹ đến nặng của các luồng nóng dẫn tới đổ mồ hôi, đỏ mặt trong thời gian ngắn vào ngày hoặc đêm.
Đối mặt với thời kỳ tiền mãn kinh là khi bạn chuẩn bị bước sang một giai đoạn mới trong cuộc đời. Để đối phó với những khó chịu tiền mãn kinh mình gặp phải hãy chuẩn bị bổ sung nội tiết tố nữ ngay khi gặp phải một vài dấu hiệu của tuổi tiền mãn kinh.
BÍ MẬT của phụ nữ về cách chữa trị tận gốc cơn bốc hỏa


Phytoestrogen là gì

Phytoestrogen, ghép từ tiếp đầu ngữ phyto có nghĩa là thực vật (cây cỏ) và hormone nữ estrogen, có thể viết là plant estrogen, tạm gọi là thực vật nữ tố, là các chất chiết xuất từ thực vật hoặc các chất chuyển hoá của chúng, có thể tạo nên đáp ứng sinh học ở động vật có xương sống phỏng theo hoặc giống như tác dụng của các oestrogen nội sinh, thông thường bằng cách gắn với các thụ thể estrogen.

Bổ sung như thế nào

Phytoestrogen có nhiều trong đậu nành và các thực phẩm được chế biến từ đậu nành. Việc sử dụng các thực phẩm này, đặc biệt là các loại giàu isoflavon có lợi cho hệ nội tiết tố.
Ngoài ra, chị em cần tăng cường bổ sung vitamin D và tập thể dục để cơ thể tổng hợp canxi dễ dàng và hiệu quả hơn.

TPCN chứa 100% phytoestrogen thiên nhiên

Bổ sung Phytoestrogen được xem là cách hiệu quả nhất để giải quyết tình trạng bốc hỏa kéo dài, mất ngủ ,rối loạn nội tiết tố và loãng xương. Theo nghiên cứu mới nhất từ Đại Học Y Dược TP.HCM, Viên Uống SB chứa Phytoestrogen dạng Aglycone là bước tiến mới trong ngành y dược. Công nghệ này sẽ giúp cơ thể phụ nữ hấp thụ chất nhanh hơn và có kết quả sớm nhất. Các triệu chứng như rối loạn nội tiết tố, bốc hỏa, cải thiện giấc ngủ và tăng tiết dịch nhờn.
Quan trọng nhất Phytoestrogen dạng Aglycone không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi sử dụng.
Điều trị bốc hỏa bằng Aglycone thì có hiệu quả không ?
Mầm đậu nành là thực phẩm quen thuộc với đa sô phụ nữ. Mầm đậu nành có trị được các triệu chứng tiền mãn kinh hay không được rất nhiều chị em quan tâm, đặc biệt là chị em nhân viên công chức


Phytoestrogen trong công cuộc đánh bật mãn kinh ở phụ nữ trung niên

Thời kỳ mãn kinh thường gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống phụ nữ tuổi trung niên. Để giảm bớt những tác động này, bổ sung phytoestrogen (estrogen từ thực vật) hay sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần tự nhiên như các loại thảo mộc như thiên ma (Black Cohosh) được xem là những giải pháp thay thế cho liệu pháp hormone hoàn hảo.

Trong đó, sử dụng sản phẩm bổ sung phytoestrogen chiết xuất từ nguồn đậu nành là phương pháp được đánh giá cao cả về độ an toàn và hiệu quả vượt trội mang lại, chứng minh bằng hàng loạt thử nghiệm cho thấy giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng như các cơn bốc hoả, rối loạn giấc ngủ, tăng cân, trầm cảm, lo lắng, giảm nhu cầu tình dục, khô âm đạo, mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt…mà không gây ra các tác dụng phụ như làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú và ung thư buồng trứng, tăng nguy cơ đột quỵ, và bệnh tim thường gặp ở một số phụ nữ áp dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT).

Công dụng khác của mầm đậu nành

Cân bằng nội tiết tố sinh dục

Do cấu trúc hóa học giống estrogen nên isoflavon trong mầm đậu tương có thể gắn receptor của estrogen, gây tác dụng thuộc vào liều lượng: liều thấp mang lại tác dụng có lợi của estrogen; liều cao có tác dụng ức chế do vậy giảm nguy cơ ung thư.

Mầm đậu tương cải thiện các triệu chứng do thiếu hụt nội tiết tố Estrogen ở phụ nữ: Khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, tích mỡ bụng, bốc hỏa, mất ngủ, loãng xương, mà không có rối loạn nào ở vú, không thấy tăng những tác dụng phụ có hại của estrogen.

Chống lão hóa da hiệu quả.

Một nghiên cứu của Trường Y Mount Sinai New York 1997 cho thấy rằng genistein trong mầm đậu tương chống oxy hoá mạnh . Theo đó, genistein sẽ giúp ức chế một số bước trong quá trình tạo thành mảng xơ vữa động mạch, đồng thời bảo vệ các tế bào bình thường khỏi bị hư hại bởi sự tấn công của các chất gây chứng ung thư da.

Nhiều nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng, do khả năng chống oxy hóa mạnh, mầm đậu tương giúp ngăn ngừa các tổn thương ở tế bào do không khí ô nhiễm, ánh nắng mặt trời và quá trình lão hoá của cơ thể gây ra. Đó là lý do những người dùng nhiều sản phẩm từ đậu tương, làn da của họ rất trắng và hồng hào.

Lâu nay mọi người vẫn truyền tai nhau là mầm đậu nành gây ung thư. Đây là suy nghĩ sai lầm và phản khoa học. Mầm đậu nành thực ra rất tốt với phụ nữ nhân viên công chức


Đánh đồng Mầm đậu nành với liệu pháp hormone thay thế HRT là sai một cách căn bản

Sở dĩ có ý kiến cho rằng đậu nành và tinh chất mầm đậu nành gây ung thư là do sự hiểu biết chưa đầy đủ về phytoestrogen và nhầm lẫn cho rằng phytoestrogen là giải pháp HRT (Hormon thay thế).

Theo định nghĩa tại website www.webmd.com thì HRT là viết tắt của Hormone replacement therapy tức là liệu pháp sử dụng hormone thay thế estrogen và progesterone giống với hormone nội sinh của cơ thể - để điều trị triệu chứng thiếu hụt estrogen.

Liệu pháp này thường được các bác sĩ kê toa cho phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc phụ nữ cắt buồng trứng .

Trong đậu nành chứa isoflavone được xác định là một dạng kích thích tố nữ gần giống với hormone estrogen của cơ thể, tuy nhiên các bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng đây là phytoestrogen chứ không phải estrogen, có cấu trúc phân tử gần giống nhưng hoạt tính sinh học lại khác nhau rất nhiều.

Do đó phát biểu cho rằng “sử dụng hormone thay thế (HRT) từ tinh chất mầm đậu nành hay bất cứ các loại hạt, cây nào khác “ là sai một cách cơ bản về mặt khoa học vì phytoestrogen từ tinh chất mầm đậu nành không phải là hormone thay thế.

Chưa có bằng chứng khoa học chứng minh mầm đậu nành gây ung thư

Để đưa ra kết luận trong lĩnh vực y học, dược học luôn đòi hỏi các kết quả nghiên cứu lâm sàng bài bản và kỹ lưỡng.

Trong đó kết quả nghiên cứu cần thực hiện qua đủ 4 bước: Bước 1 là nghiên cứu thực hiện ở cấp độ tế bào; Bước 2 là nghiên cứu trên động vật (chuột, thỏ); Bước 3 là nghiên cứu trên một nhóm nhỏ người; Bước 4 là nghiên cứu đánh giá trên diện rộng (5000-10.000 người).

Chỉ có thể khẳng định mầm đậu nành gây ung thư khi các nghiên cứu lâm sàng tiến hành trên người sử dụng cho thấy trước khi sử dụng không bị ung thư, nhưng sau khi sử dụng lại bị ung thư. Và nghiên cứu này cần đủ lớn (từ 5000-1000 người) thì mới thực sự có độ tin cậy.

Tuy nhiên cho đến nay chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào được thực hiện trên diện rộng đủ để chứng minh rằng isoflavone từ đậu nành khiến cho người sử dụng từ chỗ không có u trở thành có u, từ chỗ không ung thư trở thành ung thư? Vậy cơ sở nào để kết luận “Mầm đậu nành có nguy cơ gây ung thư”?

Hiện nay tình trạng người bệnh gút ngày càng gia tăng đáng báo động. Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh gút. Bài viết này sẽ tìm ra các loại thuốc trị bệnh gút cho người tuổi 55


Điều trị khi có các cơn Gút cấp

Phương pháp điều trị các các cơn Gút cấp nhằm chữa trị tạm thời cắt các cơn đau, giúp giảm đau nhức xương khớp, phòng ngừa các phản ứng viêm. Thuốc thường có tác dụng sử dụng trong 24h đầu tiên. Một số loại thuốc trị các cơn gút cấp không steriod có thể kể đến như Colchicine, naproxen, etoricoxib, ibuprofen…
  • Naproxen: có tác dụng giảm đau, kháng viêm và hạ sốt mạnh. Naproxene là thuốc không steriod của acide propionique, ức chế sinh tổng hợp của prostaglandine. Hoạt chất chính dưới dạng muối Na của thuốc được hấp thu nhanh và hoàn toàn nên có tác dụng giảm đau xảy ra nhanh, sau khi uống thuốc khoảng 15 đến 30 phút.
  • Colchicine: Colchicine thực tế không phải thuốc giảm đau nhưng nó lại khá hiệu quả trong việc giảm sự tiếp xúc va chạm của tinh thể urat vào màng khớp. Thuốc viên colchicine cần được sử dụng càng gần thời gian diễn ra cơn đau càng tốt, tối đa là 24h sau cuộc tấn công gút, nếu không hầu như chúng sẽ vô tác dụng. Liều khuyến cáo của loại thuốc này là 0,5 mg 2 – 4 lần mỗi ngày, tùy thuộc vào cân nặng, độ tuổi và vấn đề sức khỏe. Một số người không thể dùng colchicine vì chúng gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy… Vì thế, hãy bắt đầu bằng một liều colchine thấp và tăng dần nếu bạn không thấy dấu hiệu gì bất ổn.
Hiện nay, có khá nhiều các loại thuốc giảm đau tương tự như vậy tuy nhên giống như tất cả các loại thuốc khác, thuốc chống viêm không steroid sẽ có thể để lại các tác dụng phụ dù bác sĩ kê giảm thiểu liều. Nhưng nếu sử dụng kéo dài bạn vẫn có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, hư hại niêm mạc dạ dày, các bệnh về thận, tim mạch…

Điều trị lâu dài để giảm axit uric trong máu

Các loại thuốc kể trên dùng để giảm bớt triệu chứng đau đớn của các cơn đau gút nhưng không có tác dụng giúp điều chỉnh, lấy lại cân bằng hàm lượng axit uric trong máu. Cách chữa bệnh gút lâu dài và hiệu quả nhất là tác động vào nguyên nhân gây bệnh chứ không phải đi chữa các hậu quả của bệnh.

Với phương pháp điều trị nhằm vào nguyên nhân gây bệnh, người bệnh thường sử dụng các loại thuốc giảm nồng độ axit uric, từ đó ngăn chặn sự lắng đọng tinh thể urat trong khớp xương, bào mòn các cục tophi đã hình thành trước đó. Một số loại thuốc tỏ ra hữu dụng trong trường hợp này có thể kể đến như:
  • Allopuronol: có tác dụng làm giảm sản xuất axit uric. Ban đầu bạn nên dùng liều thấp rồi tăng dần theo thời gian để tránh các tác dụng không mong muốn như phát ban hay đau bụng có thể xảy ra.
  • Febuxostat: cũng có tác dụng ức chế sự sản sinh axit uric và tăng cường đào thải ra bên ngoài theo hệ thống tiết niệu. Tuy nhiên, khi mới sử dụng Febuxostat cũng có khả năng gặp một số các tác dụng phụ của thuốc như: các cơn đau gút kéo đến nhiều, gặp các bệnh tiêu chảy, đau đầu, cơ thể mệt mỏi,..
  • Pegloticase: làm giảm axit uric một cách nhanh chóng hơn nhiều so với thuốc khác. Thuốc được tiêm mỗi tuần 2 lần vào tĩnh mạch. Các tác dụng phụ có thể gặp: buồn nôn, bầm tím vùng tiêm, đau họng, táo bón, đau ngực..
Nhiều người mắc bệnh gút (gout) do nguyên nhân ăn uống không hợp lý là chủ yếu. Bệnh gút có nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Dưới đây là triệu chứng bệnh gút thường mắc phải ở người tuổi 55


Gout và Tim mạch

Nhiều vấn đề tim mạch – bao gồm huyết áp cao, tắc nghẽn động mạch và suy tim – có liên quan đến bệnh gout.
Nếu không được chữa trị, bệnh gout có thể trở nên rất nguy hiểm – kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy nguy cơ bệnh nhân gout lên cơn đau tim hoặc đột quỵ là cao một cách đáng kể.
Những nguy cơ này có thể sẽ cao hơn ở những người mắc chứng béo phì, một căn bệnh liên quan đến cả các vấn đề tim mạch và gout. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chỉ riêng hiện tượng tăng axit uric máu đã liên quan đến nguy cơ tử vong cao và các biến chứng liên quan đến tim. Hàm lượng axit uric trong máu cao là nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh gout.
Gout và các vấn đề tim mạch ảnh hưởng tới mọi bệnh nhân, tuy nhiên phụ nữ mắc bệnh gout có khả năng lên cơn đau tim cao hơn gấp 3,5 lần so với nam giới.

Gout và Thận

Cứ năm người mắc bệnh gout lại có một người mắc chứng sỏi thận.
Nguyên nhân hình thành các viên sỏi thận là do tinh thể urate tồn đọng lại trong thận. Những viên sỏi thận gây ra đau đớn cực độ và nếu không được điều trị thì chúng có thể chặn và gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Sỏi thận còn có thể gây ra sẹo và tổn thương vĩnh viễn cho thận. Sau một thời gian, sỏi thận và những thương tổn này có thể gây ra bệnh thận mãn tính, căn bệnh gây nguy hại và suy giảm chức năng thận của bạn. Bệnh thận nếu không được điều trị có thể dẫn đến suy thận, tức là khi đó thận của bạn đã mất đi chức năng của mình.
Bệnh gout cùng mức axit uric cao có liên quan đến những nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận – khiến cho việc theo dõi thường xuyên trở nên quan trọng.

Gout và Bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở nữ giới có bệnh gout cao hơn đến 71% so với nữ giới không mắc bệnh.
Tiểu đường là một chứng bệnh do hàm lượng đường trong máu cao gây ra. Giống như gout, bệnh tiểu đường có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim và các thương tổn về gan.
Thêm vào đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ những người vốn có bệnh gout và hàm lượng axit uric cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là rất cao. Nguy cơ này đặc biệt cao ở nhóm nữ giới.
Điều trị bệnh gout và tiểu đường sẽ dễ dàng hơn nếu bạn kiểm soát lượng đường máu và mức axit uric.

Gout và Bệnh xương khớp

Người bệnh gout thường phải chịu đựng những cơn đau, sưng nóng bất ngờ và nặng nề ở các khớp xương mỗi lần một cơn bệnh tái phát.
Nếu không được điều trị, các cơn bệnh gout thường xuyên cùng mức axit uric gia tăng có thể gây ra u cục tophi, hay các hạt tinh thể lắng đọng, tại các khớp, xương, xương sụn hoặc dưới da. Hạt tophi có thể gây ra thoái hoá xương, sau đó là tổn thương và biến dạng các khớp, dẫn đến việc xương khớp đánh mất chức năng của mình.

>>> Triệu chứng biểu hiện của bệnh gút thực sư đáng sợ như thế nào ?
Chế độ ăn kiêng dành cho người mắc bệnh gút tuy nhiên những người có nguy cơ cũng nên sử dụng những thực phẩm này nhằm ngăn chặn gout ghé thăm. 


Khi bị gút cấp có thể điều trị bằng các thuốc kết hợp với chế độ ăn kiêng phù hợp nhằm ngăn ngừa hoặc làm kéo dài thời gian tái phát bệnh.
Nhóm I: thức ăn chứa ít purin như ngũ cốc, bơ, dầu mỡ, rau quả (trừ một vài loại ở nhóm II), các loại hạt… đặc biệt trứng, sữa không chứa purin nên được khuyến khích sử dụng.
Nhóm II: thức ăn chứa purin trung bình: thịt, cá, hải sản, gia cầm, đậu đỗ, cải bó xôi, bông cải.
Nhóm III: thức ăn chứa nhiều purin là phủ tạng các loại như gan, bầu dục, óc, lá lách, trứng cá, nước dùng thịt, cá nục, nấm, măng tây, bia, socola, cacao.
Một số thức uống làm tăng axit uric cần hạn chế là rượu, càphê, trà, nước uống có cola.
Người bệnh gút nên loại bỏ thức ăn nhóm III, đặc biệt khi đang đau cấp tính. Ăn hạn chế thực phẩm nhóm II (tăng sữa, trứng để thay thế), tránh ăn các loại nước dùng, nước hầm, nước rau củ… để giảm bớt lượng purin của thức ăn hòa tan trong nước.
Ngoài ra, bệnh nhân cần tích cực uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng kiềm để tăng cường thải tiết axit uric qua nước tiểu. Bệnh nhân cần bỏ rượu, thậm chí cả rượu vang, rượu thuốc. Một số loại thức ăn cần hạn chế như socola, cacao, nấm, nhộng, rau dền. Cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua… vì chính những chất chua làm cho axit uric tăng cường lắng đọng vào khớp cấp tính. Bệnh nhân mắc chứng béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm mỡ, giảm calo.
- Khi thấy lượng axit uric cao hơn mức bình thường thì phải thực hiện ngay chế độ ăn uống thích hợp và dùng thuốc giảm axit uric trong máu.
- Bên cạnh đó cần có chế độ tập luyện thể dục , không để bị thừa cân, béo phì.
Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ở những đối tượng có nguy cơ bị gút không ăn quá nhiều các thực phẩm có nhiều nhân Purin như khuyến cáo ở trên. Uống đủ nước. Bên cạnh đó cần kết hợp tập luyện thể dục hàng ngày để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, không thừa cân và béo phì.

Ăn không ngon, ngủ không yên vì không có cách điều trị bệnh gút hiệu quả